Cảnh báo nguy cơ thiếu kẽm và cách bổ sung kẽm cho trẻ nhỏ

Cảnh báo nguy cơ thiếu kẽm và cách bổ sung kẽm cho trẻ nhỏ

Kẽm là một trong những thành phần không thể thiếu trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên, ở Việt Nam, tình trạng trẻ nhỏ bị thiếu kẽm đang ở mức báo động, theo khảo sát thì cứ 10 trẻ lại có 7 trẻ bị thiếu kẽm. Nếu trẻ rơi vào tình trạng bị thiếu kẽm, cơ thể sẽ khó tăng trưởng về cả cân nặng lẫn chiều cao, trí não cũng trở nên kém phát triển so với những trẻ cùng tuồi. Chính vì vậy, việc bổ sung đầy đủ kẽm cho trẻ là hết sức cần thiết. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra một số nguy cơ đối với sự phát triển của trẻ nhỏ nếu trẻ bị thiếu kẽm, đồng thời giới thiệu một số phương pháp hiệu quả trong việc bổ sung kẽm.

Hậu quả của việc trẻ bị thiếu kẽm

Theo bác sĩ Trần Khánh Vân, Phó Trưởng khoa Vi chất dinh dưỡng Viện dinh dưỡng thực trạng trẻ em; Việt Nam thiếu kẽm đang ở mức báo động. Cứ 10 bà mẹ có thai thì đến 8 người thiếu kẽm. Ở trẻ nhỏ tỷ lệ này là 10:7. Tình trạng cơ thể thiếu kẽm không có biểu hiện đặc thù. Chỉ được phát hiện thông qua xét nghiệm huyết thanh nhưng không phải người dân nào cũng đi xét nghiệm. Hằng ngày cơ thể trẻ 1-10 tuổi cần khoảng 10 mg. Bên cạnh đó, cơ thể cũng cần dự trữ kẽm để khi thiếu sẽ huy động nguồn dự trữ ở gan và lá lách.

Hậu quả của việc trẻ bị thiếu kẽm

Tuy nhiên khẩu phần ăn thường xuyên của trẻ không cung cấp đủ nhu cầu khuyến nghị. Vì vậy dự trữ cạn kiệt, biểu hiện thành thiếu máu. Kẽm chỉ tồn tại trong cơ thể 12 ngày, khiến tỷ lệ thiếu kẽm cao. Thiếu kẽm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tăng trưởng và phát triển của trẻ. “Kẽm tham gia vào hơn 200 loại enzym chuyển hóa trong cơ thể, ảnh hưởng toàn bộ quá trình phát triển chiều cao trí tuệ của trẻ”.

Bác sĩ Vân nhấn mạnh thiếu kẽm không có biểu hiện rõ rệt giống như thiếu iốt gây bướu cổ thiểu năng trí tuệ để cảnh báo kịp thời. Theo phó giáo sư Nguyễn Thị Lâm, thiếu kẽm dẫn đến suy dinh dưỡng thấp còi, nhẹ cân; trẻ biếng ăn rối loạn giấc ngủ, ngủ không yên giấc, hay giật mình. Kẽm có nhiều trong đồ biển như hàu, ngao, tôm, cua; các loại thịt gồm thịt bò gà, heo. Các loại hạt ngũ cốc thường ít kẽm và cơ thể khó hấp thu.

Cách bổ sung kẽm cho trẻ

Giải pháp phòng ngừa thiếu kẽm cho trẻ cần được thực hiện để tránh tình trạng thiếu kẽm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ bằng cách:

Những thực phẩm giàu kẽm

  • Khuyến khích chế độ ăn đa dạng thực phẩm trong bữa ăn của trẻ. Sử dụng thực phẩm giàu kẽm, thay đổi thói quen ăn uống có lợi cho việc hấp thụ kẽm
  • Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng và tiếp tục cho trẻ bú đến 24 tháng
  • Dự phòng điều trị các bệnh liên quan đến thiếu kẽm
  • Tăng khả năng hấp thụ kẽm nhờ tăng cường thực phẩm có nhiều vitamin C như rau xanh, hoa quả, cách chế biến như nảy mầm giá đỗ. Lên men dưa chua làm tăng cường hàm lượng vitamin C. Giảm axit phytic trong thực phẩm. Do vậy làm tăng hấp thu sắt/ kẽm từ khẩu phần.
  • Sử dụng các thực phẩm giàu kẽm như thức ăn từ động vật như cua bể, thịt bò, tôm, thịt, cá…
  • Sử dụng thực phẩm bổ sung kẽm tại cộng đồng như hạt nêm bổ sung kẽm, bánh quy bổ sung kẽm, bột mì bổ sung kẽm, mì tôm bổ sung kẽm, bột dinh dưỡng, sữa, cốm bổ sung kẽm…) trong bữa ăn hàng ngày của trẻ
  • Nên bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn chậm lớn, phụ nữ có thai, cho con bú. Bổ sung các thuốc chứa kẽm (gluconat kẽm hay sulfat kẽm); uống sau ăn 30 phút; thời gian bổ sung là 2-3 tháng theo chỉ định của bác sĩ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *