Chuyên gia giáo dục Trung Quốc, bà Lý Mỹ Kim đã có câu trả lời cho câu hỏi mà được nhiều người thắc mắc này. Thông thường thì một số người sẽ gán cho những đứa trẻ hướng ngoại có một tính cách hòa đồng, thông minh và lanh lợi. Trong khi đó với những đứa trẻ ít nói, sống nội tâm thường sẽ bị nhận xét rất là tiêu cực và bị cho rằng, tương lai của chúng chắc chắn sẽ không được sáng sủa.
Tuy nhiên thì trong thực tế tình hình xảy ra lại khác hẳn, những đứa trẻ hướng nội có xu hướng ít giao tiếp trong lớp lại học cực kỳ giỏi, có lợi thế vượt trội trong một số môn nhất định. Khi quan sát tổng thể một lớp học, giáo viên chủ nhiệm là người ở bên cạnh các em hằng ngày sẽ nhận ra được đâu mới là một đứa trẻ thông minh.
Dấu hiệu nhận biết một đứa trẻ sống nội tâm
Một đứa trẻ sống nội tâm sẽ rất thích hoài niệm, thích yên lặng suy ngẫm trầm tư một mình. Trẻ sống nội tâm thường không thích nhờ vả người khác, trẻ ưa chuộng việc tự mình làm những công việc chứ không muốn chủ động nhờ người khác giúp đỡ. Trẻ sống nội tâm rất xem trọng thể diện. Trẻ thà tự mình chịu thiệt chứ không muốn để người khác xem thường chính mình. Trẻ sống nội tâm thường không giỏi ăn nói nên rất thường cảm thấy ngán ngẩm với những việc giao tiếp cùng nhiều người.
Bên cạnh đó, trẻ sống nội tâm không thích nói trước làm sau, trẻ thích dùng hành động của mình để chứng minh bản thân. Khi trẻ có được thành tích tốt cũng không khoe khoang với người khác. Vì thế nên trẻ rất thích nghe mọi người khen mình khiêm tốn. Những trẻ sống nội tâm dễ cảm thấy tự ti, rất dễ xem nhẹ điểm mạnh của bản thân và để tâm hơi thái quá đến các yếu điểm của chính mình.
Những đứa trẻ sống nội tâm thường rất thông minh
Họ nhận thấy rằng, mặc dù những đứa trẻ có vẻ thông minh, rất năng động trong lớp. Nhưng lại không có thành tích học tập tốt. Vì chúng thường không tập trung vào việc học. Ví dụ chỉ nhìn giáo viên mà không để tâm tới những gì viết trên bảng; hay lơ đễnh không chú ý tới những gì được giảng trong lớp.
Ngược lại, những học sinh hướng nội rất chú ý vào nội dung trên bảng và lời nói của giáo viên. Vì vậy chúng thường có thành tích học tập tốt hơn. Về vấn đề này, giáo sư Lý Mỹ Kim, chuyên gia giáo dục tại Trung Quốc nói lên quan điểm của mình.
Học sinh sống nội tâm thường có được thành tích học tập tốt
Giáo sư Lý nói rằng, những đứa hướng ngoại ít có thành tích học tập xuất sắc. Nhưng những đứa hướng nội luôn thuộc nhóm học giỏi nhất. Điều này chủ yếu do sự tập trung của mỗi người.
Nói một cách khác, những đứa trẻ ít nói tuy rất nhàm chám khi nói chuyện. Nhưng lại có khả năng tập trung mạnh mẽ. Não bộ của chúng luôn theo sát sao những gì giáo viên giảng. Khi hứng thú việc gì đó, dù có chuyện gì xảy ra bên ngoài cũng không làm ảnh hưởng tới suy nghĩ của chúng. Sự tập trung này không chỉ có lợi trong học tập mà còn trong nhiều lĩnh vực khác.
Người hướng nội thích các hoạt động tinh thần hơn. Họ mong muốn có một cuộc sống bình yên và rất nhạy cảm với những kích thích. Họ không ham vật chất nhưng rất cần cảm giác an toàn. Vậy nên, những đứa trẻ hướng nội nhìn chung có suy nghĩ rất chín chắn, có khả năng tập trung cao. Đây là một “tài sản” rất đáng giá đối với một người.
Cha mẹ nên làm gì để giúp trẻ cải thiện sự tập trung?
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những đứa trẻ có khả năng tập trung tốt sẽ đạt được rất nhiều thành tích cao trong học tập, cuộc sống và công việc sau này. Vậy nên với tư cách là cha mẹ, chúng ta nên làm gì để cải thiện sự tập trung của con mình.
Sử dụng đồng hồ để trẻ hình thành khái niệm thời gian:
Khi trẻ đang học hoặc đọc sách, bạn có thể đặt đồng hồ báo thức hoặc hẹn giờ. Để bảo trẻ tập trung trong thời gian xác định. Khi tập trung vào một thứ gì đó trong một khung giờ. Thì kết quả thường đạt cao hơn mức bình thường. Ban đầu, cha mẹ có thể bắt đầu từ từ với khung giờ nhỏ, sau đó tăng dần.
Đặt mục tiêu để nâng cao hiệu suất học tập:
Dù là trong học tập hay bất cứ thứ gì; trẻ dần hình thành cho mình thói quen đề ra những mục tiêu cụ thể. Chẳng hạn như tuần này đọc bao nhiêu trang sách, hoàn thành mấy bài kiểm tra…
Nhìn chung, những đứa trẻ có học lực xuất sắc sẽ từng bước hoàn thành những kế hoạch đặt ra. Dù không học hay đi chơi, chúng cũng biết rõ mình cần phải làm gì.
Giải trí nên tập trung vào những trò chơi mang tính giáo dục:
Những trò chơi mang tính giáo dục không chỉ giúp phát triển trí não. Mà còn giúp cải thiện khả năng tập trung của trẻ. Một số bộ đồ chơi như mô hình lắp ráp rất tốt cho trẻ.
Xem thêm những bài viết hay khác tại đây.