Một số loại nguyên liệu có tác dụng phòng bệnh cảm lạnh cho trẻ

Phòng bệnh cảm lạnh cho trẻ

Trẻ nhỏ thường bị dễ mắc các bệnh như cảm lạnh, nóng sốt, khiến cho bố mẹ khá lo lắng. Khi bị bệnh trẻ thường quấy khóc, chán ăn, lười vận động, đây là những điều không tốt cho sự phát triển của trẻ. Chính vì vậy, vấn đề phòng bệnh cảm lạnh cho trẻ luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của những gia đình có con nhỏ. Thực tế, có thể phòng bệnh cảm lạnh qua chế độ ăn hàng ngày, đảm bảo cung cấp đầy đủ những dưỡng chất có khả năng tốt trong việc tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.

Sữa chua giúp cung cấp các lợi khuẩn

Sữa chua giúp cung cấp các lợi khuẩn

Sữa chua: Theo tạp chí Parents, vào mùa lạnh, cha mẹ nên cung cấp cho trẻ các loại thực phẩm lợi khuẩn thường xuyên. Probiotic là vi khuẩn có lợi, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Bằng cách bảo vệ đường tiêu hóa và ngăn chặn các vi khuẩn xấu gây bệnh. Các nguồn thực phẩm giàu probiotics bao gồm sữa chua và kefir (thức uống từ sữa lên men). Hoặc bạn có thể hỏi bác sĩ nhi khoa về thực phẩm bổ sung probiotics dành cho trẻ em.

Khoai lang – Thực phẩm giàu vitamin A

Khoai lang: Thực phẩm màu cam sáng này chứa nhiều vitamin A. Là dưỡng chất quan trọng cho hệ miễn dịch. Nó giúp bảo vệ mô trong miệng, ruột và đường hô hấp khỏe mạnh. Chỉ cần 1/2 bát khoai lang nấu chín đã chứa gấp đôi lượng vitamin A trẻ cần mỗi ngày. Ngoài khoai lang, cà rốt, ớt chuông đỏ, xoài và mơ khô cũng chứa nhiều vitamin A. Mặc dù biết rằng việc trẻ sẽ khó chịu, quấy khóc và không có cảm giác thèm ăn; các mẹ nên chế biến các thực phẩm phong phú theo dạng cháo, dễ nuốt. Nhằm hỗ trợ bé tốt hơn trong việc ăn uống khi cơ thể bị cảm lạnh.

Các loại thịt

Thịt bò, thịt heo: Trẻ nên được cung cấp protein có trong các loại thịt tự nhiên như thịt bò, heo. Protein là một trong những thành phần quan trọng của hệ miễn dịch. Đặc biệt, thịt bò, heo cũng rất giàu kẽm, khoáng chất được cơ thể sử dụng để tạo ra tế bào T, hỗ trợ miễn dịch hiệu quả. Các nguồn cung cấp kẽm dồi dào khác là hạt điều, đậu xanh và đậu tây.

Súp gà: Món ăn này giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn khi bị ốm. Các nhà nghiên cứu cho rằng nhiều dưỡng chất trong súp gà có tác dụng chữa bệnh. Trong đó, khả năng chống viêm của súp gà sẽ làm dịu nhiễm trùng đường hô hấp; ngăn ngừa cảm cúm hiệu quả. Các nhà khoa học cho biết uống nước ấm có thể làm dịu chứng sổ mũi, ho, hắt hơi, đau họng, ớn lạnh và mệt mỏi khi bị cúm. Cha mẹ có thể pha nước ấm với chút mật ong cho trẻ để ngăn ngừa đau họng, ho. Và giảm nhanh triệu chứng này khi bé bị bệnh.

Một số thực phẩm nên tránh xa khi trẻ bị cảm lạnh

Không nên cho trẻ uống nước lạnh khi đang bị cảm lạnh

Các mẹ nên chú ý tuyệt đối không nên cho trẻ uống nước lạnh khi đang bị cảm lạnh. Bởi có thể gây ra những cơn sốt kéo dài hơn khiến cơ thể trẻ mệt mỏi, quấy khóc dai dẳng. Việc bổ sung nước là điều vô cùng cần thiết trong quá trình giải nhiệt cơ thể. Tuy nhiên cần phải chú ý cho bé sử dụng nước ấm sẽ tốt hơn cho sức khỏe.

Trẻ thường thích thú với các loại đồ ăn vặt như khoai tây chiên, bim bim, bánh quy giòn nhưng các mẹ chú ý không nên cho con ăn các sản phẩm này khi cơ thể đang bị cảm lạnh bởi chúng sẽ khiến tình trạng ho, đau họng ở trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Các loại đồ ăn mềm dạng lỏng, loãng như cháo, súp sẽ được khuyến khích trong trường hợp trẻ bị cảm lạnh nên ăn gì.

Xem thêm tin tức về Dinh dưỡng cho trẻ tại đây.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *